Hướng dẫn làm giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

  • Feb 04, 2015
  • 1663
Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/11/2013. Tuy nhiên trong thực tế rất nhiều bạn kế toán làm việc tại các công ty nước ngoài vẫn phải nhờ tư vấn hoặc ủy quyền cho văn phòng luật sư làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Hôm nay, chúng tôi xin hướng dẫn các bạn bằng chính kinh nghiệm thực tế khi làm thủ tục và chuẩn bị hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài như sau:
Hướng dẫn làm giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các văn bản, giấy tờ sau nộp lên sở lao động thương binh xã hội tỉnh, thành phố để làm thủ tục giấy phép lao động cho lao động nước ngoài:

1. Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.

a. Nếu lần đâu tiên trong năm doanh nghiệp làm công văn đề nghị chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài thì doanh nghiệp sử dụng mẫu Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộ

b. Nếu lần thứ 2 trở lên trong năm doanh nghiệp làm công văn đề nghị chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài thì sử dụng mẫu Mẫu số 2: Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 

Lưu ý: Thủ tục này không hẹn ngày trả kêt quả. Khoảng 2 tháng thì mới có kết quả về văn bản chấp thuận của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh

2. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ (Lý lịch tư pháp tại Việt Nam)

Thủ tục làm lý lịch tư pháp tại Việt Nam như sau:

a. Trường hợp nộp trực tiếp:

+  02 tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP (mẫu 03/2013/TT-LLTP) 

+  Hộ chiếu và Visa

+  Thẻ thường trú hoặc tạm trú hoặc Sổ tạm trú  hoặc  Giấy xác nhận tạm trú của Công an phường, xã, thị trấn .

b. Đối với trường hợp ủy quyền thì cần nộp thêm giấy tờ sau:

+ 02 Tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP (mẫu 04/2013/TT-LLTP) 

+  Hộ chiếu và Visa

+  Thẻ thường trú hoặc tạm trú hoặc Sổ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú của Công an phường, xã, thị trấn .

+ Bản chính Văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật (được công chứng, chứng thực theo đúng quy định pháp luật)

Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng được thay thế bằng giấy tờ để chứng minh mối quan hệ (giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn; hộ khẩu gia đình….)

+  Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) của người được ủy quyền.

Chú ý: Các giấy tờ trong hồ sơ  công dân có thể nộp bản photo không cần chứng thực nhưng cần mang theo bản chính để cán bộ đối chiếu.

c.  Số lượng hồ sơ: 02 bộ

3. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/BLĐTBXH).

4. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế: Thời điểm phiếu khám sức khỏe được lập không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp 

Trường hợp người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì do Bệnh viên Đa khoa cấp tỉnh (Ví dụ như Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Thanh Hóa, Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An, Bắc Ninh, Ninh Bình…………)

Riêng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì người lao động làm theo chỉ dẫn sau:

Tại Hà Nội thì khám sức khỏe tại một trong 05 Bệnh Viện sau:

-         Bệnh viên Bạch Mai;

-         Bệnh Viên Đa khoa Xanhpon;

-         Bệnh Viện E Hà Nội

-         Bệnh Viện quốc tế Việt Pháp;

-          Phòng khám đa khoa International SOS – Công ty liên doanh OSCAT Việt Nam)

Tại TP. Hồ Chí Minh thì người lao động có thể khám sức khỏe tại một trong 05 bệnh Viên sau đây:

-         Bệnh viện Chợ Rẫy;

-         Phòng khám đa khoa quốc tế Columbia;

-         Bệnh viện Thống Nhất;

-         Bệnh viện Việt – Pháp;

-         Phòng khám đa khoa quốc tế International SOS.

5. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.(Lý lịch tư pháp ở nước ngoài)

6. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

a) Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành thì phải có một trong các giấy tờ sau:

- Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành gồm: giấy phép lao động hoặc hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm có xác định người lao động nước ngoài đó đã làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành;

- Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài đó đã từng làm việc xác nhận.

b) Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia thì phải có một trong các giấy tờ sau:

- Giấy tờ chứng minh là người lao động nước ngoài có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 05 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;

- Văn bản xác nhận là chuyên gia do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp tại nước ngoài công nhận.

c) Đối với người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật thì phải có các giấy tờ sau:

- Giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp tại nước ngoài về việc đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật với thời gian ít nhất 01 năm;

- Giấy tờ chứng minh đã có ít nhất 03 năm làm việc trong chuyên ngành kỹ thuật được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam.

Lưu ý: Các giấy tờ quy định tại khoản 5 và 6  là 01 bản chính hoặc 01 bản sao; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại khoản 7, Điều 10, Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ).

=> Thủ tục hợp pháp hóa Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật và Lý lịch tư pháp ở nước ngoài: Người Lao Động nước ngoài cần mang hồ sơ đi công chứng tại nước ngoài. Sau đó xin dấu, và tem xác nhận của bộ Ngoại Giao nước ngoài 

- Người lao động nước ngoài có thể mang hồ sơ đến Đại Sứ Quán Việt Nam ở nước ngoài để hợp pháp hóa lãnh sự

- Hoặc mang Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật và Lý lịch tư pháp ở nước ngoài sang Việt Nam sau đó hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam theo các bước sau:

+  01 Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.

+ Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

+ Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự (đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự  hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận).

+ 01 bản photo giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự.

+ 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng này). Bản dịch không phải chứng thực. Người nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.

+ 01 bản photo bản dịch giấy tờ, tài liệu.

7. Hai(02) ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

8. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

Comment
Guest
  • Đăng nhập bởi MXH:
Related News