BHXH bắt buộc với trường hợp người lao động làm việc dưới 14 ngày/ tháng
Có rất nhiều bạn gửi câu hỏi cho Ketoangioi : người lao động ký hợp đồng từ tháng 1 đến tháng 12, mỗi tháng chỉ làm dưới 14 ngày. xin hỏi là lao động này có phải đóng BHXH không?
Theo quy định tại Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành thì:
"Điều 42. Quản lý đối tượng
...
"4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH."
Khi NLĐ không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, doanh nghiệp phải làm thủ tục báo giảm lao động.
Ví dụ : Do có việc gia đình nên bạn A xin nghỉ không hưởng lương 20 ngày liên tiếp trong tháng 5 (> 14 ngày làm việc) ,Vậy thì, anh A có phải đóng BHXH tháng 5 không?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595 nêu trên, thì NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. => công ty không phải đóng BHXH cho bạn A trong tháng 5. và tháng 5 này sẽ không được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm của bạn A.
"5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT."
Ví dụ : Chị B hiện đang là nhân viên hành chính của công ty C (hàng tháng đóng bảo hiểm đầy đủ) . Tháng 02/2019, vì bị ốm nặng phải nhập viện nên chị B nghỉ làm 20 ngày trong tháng. Trong khoảng thời gian nghỉ ốm đó chị B có phải đóng bảo hiểm không? Nếu có thì mức đóng như thế nào?
Theo quy định tại điều Khoản 5 Điều 42 nêu trên, vì chị B nghỉ việc do ốm 20 ngày (>14 ngày) nên sẽ không phải đóng bất cứ loại bảo hiểm nào (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN) nhưng chị B vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. Và thời gian này không được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm của chị B.
Trong trường hợp này, để được hưởng chế độ ốm đau, chị B phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
"6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động."
Ví dụ : Tính đến tháng 3/2020 thì chị C tham gia BHXH được 2 năm, đến ngày 10/3/2020 chị C xin nghỉ thai sản. Vì trong tháng 3 này chị C nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nhiều hơn 14 ngày nên chị C không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Khi báo giảm lao động, doanh nghiệp lưu ý ghi chú cụ thể thời gian nghỉ thai sản để cơ quan bảo hiểm xã hội đối chiếu và giải quyết.
Căn cứ vào điều 2 luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định đối tượng bắt buộc đóng BHXH
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (từ ngày 1/1/2018) "
=> Như vậy: nếu ký hợp đồng lao động từ tháng 1 đến tháng 12 và người lao động làm việc dưới 14 ngày /1 tháng thì vẫn thuộc trường hợp đóng BHXH bắt buộc.