Mức phạt khi làm mất hoá đơn đầu vào và đầu ra mới nhất

  • Dec 02, 2021
  • 230
Trong công tác kế toán thì việc bị mất hóa đơn là một trong những rủi ro mà doanh nghiệp hay gặp phải nhất. Để giúp doanh nghiệp biết được cách xử lý dúng cách theo quy định của pháp luật. Ketoangioi sẽ chia sẻ về mức phạt mất hóa đơn GTGT đầu vào – đầu ra bằng bài viết dưới đây nhé!
Mức phạt khi làm mất hoá đơn đầu vào và đầu ra mới nhất

1. Quy định xử phạt khi làm mất hóa đơn đầu ra

Kế toán cần căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng khi xác định mức phạt mất hoá đơn, cụ thể như sau:

  • Với những hành vi vi phạm vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì một tình tiết giảm nhẹ sẽ giảm trừ được một tình tiết tăng nặng.
  • Mức phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm thủ tục hóa đơn là mức trung bình của khung phạt tiền đối với hành vi đó.
  • Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mỗi tình tiết sẽ giảm trừ 10% mức phạt trung bình của khung tiền phạt. Nhưng sẽ không được giảm trừ quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.
  • Nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết sẽ tính thêm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt. Nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt.

2. Các mức phạt làm mất hóa đơn đầu ra khi chưa thông báo phát hành

Từ ngày 5/12/2020, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP mức phạt đối với hành vi làm mất hóa đơn được quy định theo các trường hợp cụ thể.

Đối với hành vi mất hóa đơn trước khi phát hành, căn cứ theo Điều 25, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Theo đó, hành vi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi lập thông báo phát hành hóa đơn hoặc hóa đơn đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập thì áp dụng mức phạt như sau:

  • Phạt cảnh cáo: Đối với hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn chậm trễ quá thời hạn 1-5 ngày, tính từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ.
  • Phạt tiền 1-4 triệu đồng: Áp dụng với hành vi khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn chậm trễ quá thời hạn 1-5 ngày, tính từ ngày hết thời hạn theo quy định. Trừ trường hợp tại Khoản 1 của Điều này.
  • Phạt tiền từ 4-8 triệu đồng: Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn chậm trễ quá thời hạn từ 6 ngày trở lên, tính từ ngày hết thời hạn theo quy định. Không khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.

3. Các mức phạt cụ thể khi làm mất hóa đơn đầu ra đã thông báo phát hành

Căn cứ theo Điều 26, Nghị định 125/2020/NĐ – CP, việc xử phạt đối với hành vi làm mất hóa đơn đầu ra đã thông báo phát hành như sau:

Phạt cảnh cáo
  • Với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên 1, liên 3) trong quá trình sử dụng và đã kê khai, nộp thuế. Có hồ sơ, chứng từ để chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn lập sai, hóa đơn xóa bỏ.
Phạt 3-5 triệu đồng
  • Đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên 2), trong quá trình sử dụng và đã kê khai, nộp thuế. Có hồ sơ, chứng từ để chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.
  • Người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp này cần có biên bản của người bán và người mua để ghi nhận lại sự việc.
Phạt 4-8 triệu đồng
  • Đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập.
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2, trong quá trình sử dụng và đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, chứng từ để chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ. Nếu người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn, hai bên cần lập biên bản ghi nhận lại sự việc.
Phạt 5-10 triệu đồng
  • Áp dụng với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai, nộp thuế trong quá trình sử dụng hóa đơn hoặc trong quá trình lưu trữ hóa đơn, trừ những trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 của Điều này.

Trên đây là những mức phạt khi làm mất hoá đơn đầu ra, anh/chị kế toán lưu ý để tránh gặp những sai sót không nên xảy ra nhé!

Comment
Guest
  • Đăng nhập bởi MXH:
Related News